Taxi Mai Linh

"Mua - bán" từ công khai đến kín đáoSau khi B&aacut saoke 10 link

【saoke 10 link】Vì sao tồn tại thị trường sôi động 'mua

"Mua - bán" từ công khai đến kín đáo

Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải các bài viết xung quanh hoạt động “dịch vụ công bố” của ông Đinh Trần Ngọc Huy,ìsaotồntạithịtrườngsôiđộsaoke 10 link nhiều nhà khoa học đã tiếp tục chia sẻ thông tin với phóng viên về việc tồn tại một thị trường "mua bán" bài báo khá sôi động.

Theo đó, ông Đinh Trần Ngọc Huy chỉ là một cá nhân hoạt động lộ liễu và phục vụ đối tượng “khách hàng” có yêu cầu ở tầm thấp. Còn rất nhiều cá nhân, hoặc nhóm người làm “nghề” môi giới “mua bán” bài báo, hoạt động công khai hoặc kín đáo.

Tiến sĩ Ngô Đức Thế, ĐH Manchester (Anh quốc), nhận xét: “Việc kinh doanh các bài báo khoa học đang trở thành một thị trường nở rộ và phát triển mạnh ở nước ta với lượng “khách hàng” rất lớn. Có không ít các “doanh nghiệp” công khai quảng cáo dưới danh nghĩa dịch vụ hỗ trợ đăng bài báo quốc tế, tư vấn hoàn thiện hồ sơ học hàm thông qua bài báo được tính điểm bởi hội đồng chức danh. Đinh Trần Ngọc Huy là một cá nhân hoạt động công khai trong việc mua bán bài báo bị vạch mặt, nhưng cũng có cả những nhà khoa học nhanh tay kiếm lời với hình thức tương tự nhưng kín đáo hơn và khó bị chỉ mặt”.

Tiến sĩ Doãn Minh Đăng (một nhà khoa học đang làm việc ở Đức) cho biết năm ngoái chính ông đã phát hiện nhóm của tiến sĩ V.Q.T, một ứng viên PGS ngành dược. Trên hệ thống NXB Vũ trụ (Universe Publishers) mà V.Q.T tham gia làm tổng biên tập một tạp chí, nhóm này công khai giới thiệu bằng tiếng Anh với nội dung dịch sang tiếng Việt là “Chúng tôi cung cấp các dịch vụ viết bản thảo, viết bài báo, viết luận văn, viết tài liệu khoa học, và hiệu đính cho các sinh viên, nhà nghiên cứu, học giả, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghiên cứu, và các cơ sở học thuật”.

Do cách đánh giá hồ sơ học thuật cứng nhắc, lỗi thời ?

Theo tiến sĩ Thế, sự méo mó trong hoạt động học thuật này có đóng góp rất lớn từ cách đánh giá hồ sơ học thuật một cách cứng nhắc, máy móc và đã lỗi thời là quy điểm số theo đếm bài báo hay đầu sách.

“Cần sớm trao cho cơ sở giáo dục ĐH hoàn toàn quyền tự bổ nhiệm các chức vụ GS/PGS và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhân sự khoa học của chính họ. Nếu vẫn duy trì cơ chế “Hội đồng GS nhà nước” thì việc cấp bách là cải cách các hội đồng ngành, để đó là nơi gồm những nhà chuyên môn có đủ khả năng và liêm chính nhằm đánh giá đúng hồ sơ học thuật của các ứng viên một cách khoa học và công tâm nhất”, tiến sĩ Thế nói.

Còn theo GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, hiện tượng kiểu Đinh Trần Ngọc Huy thực ra là sản phẩm của Quyết định (QĐ) 37 (quy định về việc công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS - PV). QĐ 37 đã thể hiện không phù hợp với thực tế nền nghiên cứu của một số ngành kinh tế, xã hội. Do ép họ phải hội nhập quá nhanh đã vô tình tạo thêm động lực cho sự gian dối. QĐ 37 còn không hợp lý ở chỗ vẫn dựa vào việc đếm, quy mọi thứ ra điểm, không tạo ra được cơ chế khoa học để đánh giá năng lực, ngược lại, tạo ra kẽ hở với những quy định quá chung chung về "công bố quốc tế" khuyến khích người ta gian lận.

“Lỗi lớn nhất để xảy ra việc ứng viên có công bố rởm được hội đồng ngành thông qua hoặc thậm chí được bổ nhiệm trong những năm trước hiển nhiên là của các hội đồng ngành. Theo tôi, nên loại ra khỏi hội đồng tất cả các ủy viên hội đồng ngành đã bỏ phiếu ủng hộ cho các ứng viên có công bố trên tạp chí rởm”, GS Phùng Hồ Hải thẳng thắn nhận xét.

“Tiên trách kỷ, hậu trách kỷ”

GS Nguyễn Hữu Đức, Chủ tịch Hội đồng GS ngành vật lý, người tham gia giúp Bộ GD-ĐT hoàn thiện QĐ 37, cho biết ông hoan nghênh Báo Thanh Niên đã viết một loạt bài về bất cập trong xét GS, PGS, trong đó phản ánh hiện tượng “dịch vụ công bố”. Các nhà khoa học liên quan nên soi vào đó để “tiên trách kỷ, hậu trách kỷ” (trước sau đều trách mình, không trách người). “Phải thẳng thắn nhận ra sự việc thì vấn đề mới trở nên đơn giản và dễ giải quyết.

Nếu cứ vòng vo, không những không chữa được bệnh mà khoa học còn mất lòng tin. Đáng tiếc, một số trường hợp người trong cuộc vẫn còn vòng vo. Thậm chí, sự việc có vẻ đang diễn biến nhiều chiều hơn thế”, GS Đức nói.

Nhưng GS Đức cũng cho rằng không nên trách cứ, đổ lỗi những người ủng hộ công bố quốc tế và tư vấn cho việc ban hành QĐ 37. QĐ 37 có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như về yêu cầu công bố quốc tế, để qua đó nhận ra những bất cập của nền khoa học. Hoặc việc QĐ 37 chủ trương minh bạch thông tin của các thành viên Hội đồng GS các cấp và thông tin, hồ sơ của các ứng viên đã giúp có thêm cánh tay phản biện nối dài. Việc Báo Thanh Niênvới sự hỗ trợ của nhiều nhà khoa học đưa ra một số thông tin nghiên cứu, phân tích sâu để từ việc phân biệt tạp chí giả mạo, đến phát hiện ra lò “hỗ trợ xuất bản” và các nhà khoa học tham gia vào quy trình đó, là một minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương này. Số lượng này không nhiều, nhưng “con sâu đã làm rầu nồi canh”. Cần nghiêm khắc loại bỏ và có chế tài đối với các đối tượng này.

Nên công bố bài báo khoa học ở đâu ?

Theo tiến sĩ Doãn Minh Đăng, những nhà khoa học mới bắt đầu con đường nghiên cứu, câu hỏi thường gặp là khi có kết quả nghiên cứu thì nên công bố ở đâu. Gợi ý đầu tiên là hãy xem nhà khoa học đã thành danh trong lĩnh vực của mình họ đăng bài ở đâu, nếu có thể thì hỏi họ để được gợi ý về các tạp chí tốt trong ngành. Các tổ chức tài trợ nghiên cứu (như Quỹ NAFOSTED) cũng thường có bảng danh mục tạp chí chọn lọc để hỗ trợ nhà nghiên cứu. Nhiều trường ĐH cũng có các khóa tập huấn về xuất bản khoa học, hoặc lập bộ phận hỗ trợ nhà nghiên cứu tìm tạp chí khoa học để công bố.

“Đối với trình độ nước ta, việc đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học dựa hoàn toàn vào năng lực chuyên gia (hội đồng) và nội dung các bài báo vẫn còn bất cập, cho nên việc kết hợp dựa số liệu, chỉ số thống kê là rất cần thiết. Phân tích sâu của Báo Thanh Niêntrong những bài gần đây về loạt công bố có “hỗ trợ” đã cho thấy, rất cần có nhiều chuyên gia nghiên cứu chuyên nghiệp hơn về thư mục (bibliometrics), đi sâu đến tận về lĩnh vực, nội dung nghiên cứu, đến từng tác giả và các chuyên gia, chứ không nên chỉ dừng lại ở việc đếm bài và xếp hạng các tổ chức khoa học và công nghệ”, GS Đức nêu ý kiến.

Theo GS Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội đồng GS ngành toán, cần phải coi chuyện nhà khoa học dùng dịch vụ công bố để đăng bài tạp chí quốc tế giả mạo tương tự như mua và dùng bằng cấp giả, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không thể hồn nhiên nói “tôi vô tình”, “tôi không biết”. Người cung cấp dịch vụ đó cần bị truy tố để chịu trách nhiệm hình sự, giống như vụ Trường ĐH Đông Đô cung cấp bằng giả. “Nếu chỉ là lên án về mặt đạo đức chung chung thì không có người tên Huy này sẽ có người tên Huy khác đứng ra cung cấp dịch vụ để “giúp” nhà khoa học công bố trên tạp chí giả mạo, hoặc công bố mạo danh (công bố công trình không phải do chính mình làm - PV) trên tạp chí uy tín”, GS Hoa nhấn mạnh.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap